Đánh giá năng lực bằng bài test định hướng nghề nghiệp
Thị trường lao động ngày nay đang biến động theo từng ngày, việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho mình ngày càng trở nên quan trọng. Để hỗ trợ cho quá trình này, những bài test định hướng nghề nghiệp như một công cụ hữu ích giúp bạn đánh giá năng lực bản thân và dễ dàng đưa ra quyết định. Cùng Funni tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Đối tượng nào cần được định hướng nghề nghiệp?
Định hướng nghề nghiệp là quá trình mỗi người chọn cho mình một ngành nghề trong tương lai. Việc định hướng này thường phụ thuộc vào sở thích, khả năng, tính cách, điều kiện của cá nhân và mức thu nhập, cơ hội việc làm của ngành nghề bạn chọn.
Bất cứ ai đang có nhu cầu xác định tiềm năng nghề nghiệp của bản thân đều nên định hướng nghề nghiệp. Có thể là các bạn học sinh, sinh viên, người đang tìm việc, người chưa có kinh nghiệm làm việc hoặc kể cả những người đã có kinh nghiệm hay muốn chuyển đổi ngành nghề.
2. Thời điểm thích hợp để định hướng nghề nghiệp
Bất kỳ thời điểm nào cũng được xem là thời điểm thích hợp để định hướng nghề nghiệp. Bất cứ ai và bất cứ độ tuổi nào đều có thể tự chọn mốc thời gian phù hợp nhất với chính mình. Tuy nhiên, đối với lứa tuổi học sinh, sinh viên nói riêng, thì có hai thời điểm vàng để tiến hành định hướng nghề nghiệp:
- Giai đoạn tốt nghiệp THPT: Tiến hành xác định ngành nghề bạn muốn tại giai đoạn này giúp bạn xác định được ngành học và trường học phù hợp, cũng như những kỹ năng cần trang bị trong suốt quá trình học. Điều này giúp bạn tiết kiệm chi phí và thời gian rất nhiều.
- Giai đoạn tốt nghiệp Cao Đẳng/ Đại học: Đây là giai đoạn quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến con đường sự nghiệp sau này của bạn. Nếu không cẩn trọng lựa chọn ở giai đoạn này, bạn dễ rơi vào vấn đề tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc hơn.
3. Lợi ích khi thực hiện bài test định hướng nghề nghiệp
Bài test định hướng nghề nghiệp là một công cụ hữu ích giúp đánh giá năng lực bản thân một cách khách quan và hiệu quả nhất, giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt cho ngành học và công việc tương lai, một số lợi ích có thể kể đến như:
3.1. Xác định lộ trình và mục tiêu nghề nghiệp cho bản thân
Khi đã có định hướng nghề nghiệp, bạn sẽ dễ dàng chọn được nghề nghiệp phù hợp với tính cách, sở thích và khả năng của bản thân. Sự định hướng giúp bạn làm việc với lòng đam mê và niềm yêu thích, thúc đẩy quá trình phát triển bản thân và gia tăng giá trị một cách nhanh nhất.
3.2. Cải thiện chất lượng cuộc sống
Không những đem đến tư duy chọn đúng ngành nghề, việc có định hướng trước giúp bạn có thêm nhiều thời gian hơn để học tập và làm việc, cũng như bổ sung thêm các chứng chỉ, kỹ năng mềm mà bản thân cần có.
Khi có công việc tốt, phù hợp với khả năng của bản thân, lúc nào bạn cũng sẽ trong trạng thái thoải mái, cùng khả năng tài chính ổn định và những gì bạn đã trang bị, việc định hướng nghề nghiệp sẽ thật sự giúp bạn nhắc nhở và hoàn thành mọi mục tiêu mà bản thân đặt ra.
3.3. Năng suất làm việc hiệu quả hơn
Khi làm việc đúng theo sở thích và khả năng, mọi người sẽ có xu hướng luôn cố gắng để đạt được hiệu quả công việc tốt nhất, từ đó gia tăng hiệu suất lao động. Ngược lại, khi phải làm một công việc không yêu thích, người ta sẽ không có động lực làm việc, cũng như dễ từ bỏ khi gặp khó khăn. Điều này không chỉ ảnh hướng đến doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến tình hình chung của thị trường lao động, trong đó có vấn nạn “thiếu/thừa lao động trong các ngành nghề”.
4. Một số bài test định hướng nghề nghiệp phổ biến
Hiện nay, có rất nhiều bài test định hướng nghề nghiệp khác nhau được cung cấp miễn phí hoặc với chi phí thấp trên internet. Dưới đây là một số bài test phổ biến và uy tín:
4.1. MBTI (Myers-Briggs Type Indicator)
Mục đích: Đánh giá tính cách dựa trên 16 kiểu tính cách, giúp bạn hiểu rõ bản thân và cách thức hoạt động của bản thân.
Ưu điểm: Dễ thực hiện, được sử dụng rộng rãi, có nhiều tài liệu tham khảo.
Nhược điểm: Kết quả có thể bị ảnh hưởng bởi tâm trạng và kinh nghiệm sống của bạn.
Xem thêm: MBTI là gì? Cách ứng dụng MBTI để chọn đúng nghề?
4.2. Holland Code
Mục đích: Đánh giá sở thích nghề nghiệp dựa trên 6 nhóm sở thích: thực tế, điều tra, nghệ thuật, xã hội, thuyết phục và lãnh đạo.
Ưu điểm: Dễ thực hiện, giúp bạn xác định những nhóm ngành nghề phù hợp với sở thích của bản thân.
Nhược điểm: Kết quả có thể bị hạn chế bởi sự hiểu biết của bạn về các nhóm ngành nghề.
4.3. Strong Interest Inventory
Mục đích: Đánh giá sở thích nghề nghiệp dựa trên mức độ quan tâm của bạn đối với các hoạt động và công việc khác nhau.
Ưu điểm: Đánh giá chi tiết hơn về sở thích nghề nghiệp của bạn so với các bài test khác.
Nhược điểm: Cần nhiều thời gian để hoàn thành bài test và cần có sự hướng dẫn của chuyên gia để phân tích kết quả.
4.4. GATB (General Aptitude Test Battery):
Mục đích: Đánh giá 9 năng lực chung cần thiết cho nhiều ngành nghề khác nhau.
Ưu điểm: Đánh giá năng lực một cách khách quan và toàn diện.
Nhược điểm: Cần có sự hướng dẫn của chuyên gia để thực hiện và phân tích kết quả.
4.5. CareerOneStop:
Mục đích: Cung cấp nhiều bài test định hướng nghề nghiệp khác nhau, cũng như các thông tin về thị trường lao động và các cơ hội nghề nghiệp.
Ưu điểm: Miễn phí, dễ sử dụng, cung cấp nhiều thông tin hữu ích.
Nhược điểm: Một số bài test có thể không được cập nhật thường xuyên.
Trên đây là một số thông tin về bài test định hướng nghề nghiệp mà bạn có thể trải nghiệm. Tuy nhiên nên lưu ý rằng những thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, cần kết hợp với nhiều yếu tố khác như sở thích, hoàn cảnh gia đình, thị trường lao động,… để đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Và để được xây dựng kỹ năng mềm ngay từ sớm, liên hệ ngay với Funni nhé.